Theo lịch học, sáng thứ 7 này, các Học viên học môn “Vai trò của Người Dẫn chương trình”, do TT. Thích Trí Chơn, UV HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP. Hồ Chí Minh giảng dạy.
Theo Thượng tọa Giảng sư, người dẫn chương trình đóng một vai trò quan trọng. Do vậy việc đầu tiên các học viên cần ý thức rõ vai trò của người dẫn chương trình. Vì thông qua đó, người dẫn chương trình sẽ hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc điều phối nội dung, tạo nên sự thành công của một chương trình.
Khi chia sẻ về vai trò của người dẫn chương trình, Thượng tọa Trưởng Ban Tổ chức nhấn mạnh, người dẫn chương trình phải làm chủ được mọi tình huống bằng sự chuẩn bị chu đáo về nội dung kịch bản và vốn kiến thức của mình. Do vậy, người dẫn chương trình cần phải nắm vững kịch bản và diễn dẫn theo tuần tự phân mục chương trình, với một sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn liên quan đến nội dung chương trình.
Thượng tọa chia sẻ rất cụ thể về vai trò mà người dẫn chương trình cần phải đảm nhiệm trong một chương trình, đó là: người điều khiển chương trình, phát ngôn viên, xướng ngôn viên, người dẫn chuyện hoặc có thể là đóng cả vai một người diễn viên đặc biệt. Người dẫn chương trình cũng cần phải nắm vững các thể loại ngôn ngữ, như là: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính, khoa học, cổ xưa và trình bày các thể loại này với giọng điệu phù hợp.
Ngoài phong thái phù hợp của một MC trong chương trình Phật giáo, thể hiện qua hình ảnh trang phục, ngôn ngữ biểu cảm hình thể, thì người dẫn chương trình phải chủ động trau dồi ngôn ngữ nghệ thuật. Đối với người dẫn chương trình, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cần được chú trọng, ngôn ngữ khi sử dụng cần được chọn lọc, trau chuốt và biết cách sử dụng một cách xúc tích, sinh động, mang giá trị cảm xúc, thẩm mỹ để người nghe cảm được. Điều này mang tính quyết định, làm nên sự thành công của người dẫn chương trình.
Cuối buổi học, Thượng tọa Giảng sư đã chốt lại rằng, để đảm nhiệm tốt vai trò dẫn chương trình, đòi hỏi người MC cần phải có kiến thức, tư duy sáng tạo, kỹ năng soạn kịch bản, xử lý tình huống, văn hóa ứng xử. Những yếu tố này ngoài năng khiếu thì mỗi học viên đều cần phải học hỏi, trau dồi.
Hơn nữa, đối với một người dẫn chương trình Phật giáo, thì ngoài năng lực cần có nội lực và đạo lực. Phải bằng kinh nghiệm tu tập của bản thân, đạo lực từ cái bên trong, toát ra được phong thái tươi mát, nhẹ nhàng, có khả năng điều phục những cái bất thiện, không phù hợp với chánh pháp. Từ cái học, thể hiện bằng hành động qua sở tri của mình, những học viên phải nhớ làm chủ được những thiện xảo này, chúng phương tiện để truyền tải những giá trị của Phật pháp.
Tại buổi học, các Học viên được thực hành lên kịch bản cho một chương trình sự kiện Phật giáo. Chiều cùng ngày, các học viên tiếp tục được học với cựu MC Minh Hương, người dẫn chương trình truyền hình có ảnh hưởng của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh, tác giả của quyển sách truyền cảm hứng sống hạnh phúc có tựa đề “Hạnh phúc đan giữa những ngón tay”.
Tin, ảnh: Ngọc Thanh, Phúc Nguyên
Một số hình ảnh ghi nhận khác trong buổi học:
Chiều ngày 07/04/2024 (nhằm 29/02 Giáp Thìn) để tạo sân chơi bổ ích cho các thành viên nhóm Hộ Pháp, đồng thời tạo điều kiện để các bạn có c...
Ngày 04/07/2023 (nhằm 17/05 Quý Mão), Đại đức Thích Tâm Huệ cùng quý thầy và Phật tử chùa Hoằng Pháp đến các chùa miền Tây để dâng cúng tịnh...
Phật tử đến tham gia không cần đăng ký trước, Khoá tu bắt đầu từ 6 giờ đến 17 giờ. Buổi lễ Quy y Tam Bảo sẽ được diễn ra vào chiều cùng ngày...
Tìm kiếm bài viết
Bài viết mới nhất